Đường khả năng sản xuất với hai loại hàng hóa Nền kinh tế Robinson Crusoe

Hãy giả sử rằng ngoài dừa ra thì Crusoe còn có thể sản xuất thêm một loại hàng hóa khác nữa, ví dụ như là cá. Bây giờ, Robinson phải quyết định phân bổ thời gian như thế nào cho cả hai hoạt động, tức là ông ta sẽ hái bao nhiêu dừa và đánh bắt bao nhiêu cá.[1] Tập hợp các điểm kết hợp số lượng dừa và cá ông ta có thể tạo ra bằng việc phân chia thời gian cho mỗi hoạt động được gọi là tập hợp các khả năng sản xuất,[9] được mô tả trong hình 6:

Hình 6: Tập hợp các khả năng sản xuất trong nền kinh tế Robinson Crusoe với hai hàng hóa.

Đường biên của tập hợp các khả năng sản xuất được gọi là đường giới hạn khả năng sản xuất (Production possibility frontier – PPF)[9]. Đường cong này cho biết các sản lượng khả thi mà Crusoe có thể tạo ra, với ràng buộc về công nghệ được cố định và lượng tài nguyên được cho trước. Trong trường hợp này, nguồn tài nguyên và ràng buộc về công nghệ chính là sức lao động của Crusoe.[1]  

Điểm lưu ý quan trọng đó là hình dạng của đường giới hạn khả năng sản xuất phụ thuộc vào bản chất của công nghệ được sử dụng trong sản xuất.[1][9] Ở đây, công nghệ đề cập đến các loại hiệu suất thay đổi theo quy mô phổ biến. Trong hình 6, giả định ban đầu ở đây thường là hiệu suất giảm dần theo quy mô, bởi vậy PPF là hàm lõm. Trong trường hợp chúng ta giả định rằng hiệu suất tăng dần theo quy mô, giả sử rằng Crusoe bắt tay vào việc sản xuất hàng loạt và do đó chi phí của ông ta giảm dần, thì PPF sẽ là hàm lồi. PPF sẽ là đường thẳng tuyến tính và đi xuống trong hai trường hợp sau:

  1. Công nghệ dùng để hái dừa và đánh bắt cá có tính chất hiệu suất không đổi theo quy mô.
  2. Chỉ có duy nhất một đầu vào trong quá trình sản xuất.

Bởi vậy trong nền kinh tế Robinson Crueso, đường PPF sẽ là đường thẳng tuyến tính bởi vì một trong hai lý do trên.

Tỷ lệ chuyển đổi cận biên

Giả sử rằng Crusoe có thể sản xuất ra 4 pound cá và 8 pound dừa mỗi giờ. Nếu ông ta dành ra Lf giờ cho việc đánh bắt cá và Lc giờ cho việc hái dừa, ông ta sẽ sản xuất ra được 4Lf pound cá và 8Lc pound dừa. Giả sử rằng ông ta quyết định sẽ làm việc 12 giờ một ngày. Khi đó tập hợp các khả năng sản xuất sẽ bao gồm tất cả các sự kết hợp giữa F cá và C dừa như sau:

F = 4 L f {\displaystyle F=4L_{f}\,}

C = 8 L c {\displaystyle C=8L_{c}\,}

L f + L c = 12 {\displaystyle L_{f}+L_{c}=12\,}

Giải hai phương trình đầu và thay thế vào phương trình thứ ba, ta có:

F / 4 + C / 8 = 12 {\displaystyle F/4+C/8=12\,}

Phương trình này biểu diễn đường giới hạn khả năng sản xuất của Crusoe. Độ dốc của đường PPF này thể hiện tỷ lệ chuyển đổi cận biên (MRT), cho biết phải từ bỏ bao nhiêu hàng hóa đầu tiên để có thể sản xuất ra thêm 1 đơn vị hàng hóa thứ hai. Nếu Crueso giảm thời gian cho đánh bắt cá đi 1 giờ thì lượng cá đánh bắt được sẽ giảm đi bốn con. Nếu ông ta dành 1 giờ kia vào việc hái dừa, ông ấy sẽ hái thêm được 8 quả dừa. Do đó ta có:

MRT Dừa, Cá  = Δ C Δ F {\displaystyle ={\Delta C \over {\Delta F}}\,} [1] = − 8 / 4 = − 2 {\displaystyle =-8/4=-2\,}

Lợi thế cạnh tranh

Bài chi tiết: Lợi thế cạnh tranh

Trong phần này, ta sẽ nghiên cứu việc trao đổi thương mại bằng cách đưa thêm một người nữa vào nền kinh tế. Giả sử rằng người mới được thêm vào nền kinh tế Robinson Crusoe này có những kĩ năng khác nhau trong việc đánh bắt cá và hái dừa.[10] Ta gọi người thứ hai này là Thứ Sáu.

Thứ Sáu có thể sản xuất ra 8 pound cá và 4 pound dừa trong mỗi giờ làm việc. Nếu ông ta quyết định làm việc trong 12 giờ thì tập hợp các khả năng sản xuất của ông ta được biểu diễn bởi phương trình dưới đây:

F = 8 L f {\displaystyle F=8L_{f}\,}

C = 4 L c {\displaystyle C=4L_{c}\,}

L f + L c = 12 {\displaystyle L_{f}+L_{c}=12\,}

=> F / 8 + C / 4 = 12 {\displaystyle =>F/8+C/4=12\,}

Do vậy, MRT Dừa, Cá  = Δ C Δ F {\displaystyle ={\Delta C \over {\Delta F}}\,} [1] = − 4 / 8 = − 1 / 2 {\displaystyle =-4/8=-1/2\,}

Điều này có nghĩa rằng, với mỗi một pound dừa mà Thứ Sáu từ bỏ thì ông ấy có thể sản xuất ra thêm 2 pound cá nữa.

Bởi vậy, ta có thể nói Thứ Sáu có lợi thế cạnh tranh[10] trong việc săn bắt cá, trong khi đó Crusoe có lợi thế cạnh tranh trong việc hái dừa. Các đường PPF tương ứng của họ có thể được biểu diễn trong đồ thị sau đây: 

Hình 7: Các khả năng sản xuất chung trong nền kinh tế Robinson Crusoe.

Đồ thị tập hợp các khả năng sản xuất ngoài cùng bên phải cho biết tổng sản lượng của cả hai loại hàng hóa được sản xuất ra bởi cả Crusoe lẫn Thứ Sáu. Nó là sự kết hợp tốt nhất của cả hai người.[1] Nếu cả hai người cùng chỉ mỗi hái dừa, nền kinh tế sẽ có tổng cộng 144 pound dừa, trong đó 96 pound từ Crusoe và 48 pound từ Thứ Sáu (kết quả này thu được bằng cách cho F=0 ở cả hai phương trình PPF rồi giải ra). Ở trong trường hợp này, hệ số góc của đường hợp PPF là -1/2.

Nếu chúng ta muốn có thêm cá, chúng ta nên chuyển người có lợi thế trong việc sản xuất cá (ở đây là Thứ Sáu) từ việc hái dừa sang việc đánh bắt cá. Khi Thứ Sáu sản xuất ra được 96 pound cá, ta nói ông ấy đạt được toàn dụng nhân công. Nếu việc đánh bắt cá bắt đầu vượt quá điểm toàn dụng, Crusoe cũng sẽ bắt đầu công việc đánh bắt cá. Ở đây, hệ số góc của đường hợp PPF sẽ là -2. Nếu chúng ta chỉ muốn sản xuất cá thì nền kinh tế sẽ có 144 pound cá, 48 pound từ Crusoe và 96 pound từ Thứ Sáu. Do đó, đường hợp PPF sẽ bị gấp khúc bởi vì Crusoe và Thứ Sáu có lợi thế cạnh tranh ở các loại hàng hóa khác nhau. Khi mà nền kinh tế có ngày càng nhiều cách để sản xuất ra sản phẩm cũng như có nhiều loại lợi thế cạnh tranh khác nhau, đường PPF sẽ trở thành lõm.[1]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nền kinh tế Robinson Crusoe http://people.stfx.ca/tleo/MicroIILecture2.pdf http://www.cer.ethz.ch/resec/people/tsteger/Robins... //edwardbetts.com/find_link?q=N%E1%BB%81n_kinh_t%E... http://blogs.ft.com/maverecon/2009/03/the-unfortun... http://books.google.com/books?id=6AE6AAAACAAJ&dq=m... http://economictimes.indiatimes.com/opinion/guest-... http://www.questia.com/read/95848335 http://www.sparknotes.com/lit/crusoe http://elsa.berkeley.edu/~mcfadden/eC103_f03/Robin... http://isites.harvard.edu/fs/docs/icb.topic821018....